;
Giỏ hàng

Táo bón ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục?

Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Triệu chứng này cảnh báo chế độ ăn uống của bé chưa khoa học và hệ tiêu hóa của bé chưa thực sự được ổn định. Táo bón kéo dài không chỉ gây ra những khó chịu nhất định cho bé, mà còn có thể gây ra những nguy hại nhất định cho sức khỏe. Vậy táo bón ở trẻ nhỏ do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục như thế nào?

Táo bón ở trẻ nhỏ là gì?

1. Táo bón ở trẻ nhỏ là gì?

Táo bón là tình trạng bé đi đại tiện không thường xuyên (thường là dưới 3 lần/ tuần) hoặc bé đi đại tiện khó khăn, gây đau đớn, khó chịu, căng thẳng cho cả bé và người thân.

Táo bón ở trẻ nhỏ nên được phát hiện sớm để xác định tình trạng cấp tính hay mãn tính cho bé nhằm có biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số yếu tố xác định táo bón ở trẻ nhỏ:

  • Có dưới 3 lần/ tuần bé đi đại tiện hoặc số lần đi đại tiện không thường xuyên so với bình thường. 

  • Phân to, cứng hoặc phân rất to khiến bé khó đại tiện.

  • Bé bị khó chịu, căng thẳng, sợ hãi mỗi lần đi đại tiện.

  • Bé phải dùng sức để cố gắng rặn phân ra ngoài và có thể kèm theo trường hợp chảy máu hậu môn.

  • Bé từng bị táo bón.

  • Bé có tiền sử bị rò, nứt hậu môn hoặc phân cứng….

Bé đi đại tiện khó, dưới 3 lần/ tuần được coi là táo bón ở trẻ nhỏ

 

2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ

Trẻ bị táo bón có thể do bệnh lý hoặc là do thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không khoa học. Cụ thể:

2.1 Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ do bệnh lý

Trẻ bị táo bón do bệnh lý có thể là do một số vấn đề về cường giáp, vấn đề thần kinh cơ ở bụng, ruột: bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường, các bệnh bại não, bệnh chậm phát triển, bệnh lý cột sống,...

Mặc dù là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ, nhưng tỉ lệ trẻ em mắc chứng táo bón do bệnh lý không nhiều. Phần lớn trẻ nhỏ bị táo bón là do thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa được hợp lý khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

2.2 Táo bón ở trẻ nhỏ do thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa hợp lý

Sinh hoạt và ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bé dễ bị táo bón. Cụ thể:

  • Trẻ bị thiếu nước, mất nước khiến cho cơ thể bị thiếu nước làm cho phân bị cứng và gây táo bón.

  • Trẻ ăn uống không đủ chất xơ từ các loại rau củ quả

  • Bé nạp quá nhiều các loại Protein từ sữa công thức, thịt cá cũng sẽ khiến cho phân bị cứng và gây táo bón.

  • Trẻ ăn thức ăn đặc, nhất là những lần ăn đặc đầu tiên (giai đoạn ăn dặm trở đi) hoặc khi bé cai sữa mẹ khiến bé bị mất nước.

  • Bé nhịn đi ngoài, không chịu đi ngoài. Bé nhịn đi ngoài càng lâu thì phân trong ruột càng bị phình to và làm cho việc đi đại tiện của bé khó khăn hơn.

Bé lười ăn rau xanh, hoa quả cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ

Trẻ bị táo bón kéo dài có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như khiến bé bị nứt hậu môn, áp xe hậu môn, gây trĩ nếu như không được khắc phục từ sớm.

3. Dấu hiệu táo bón ở trẻ nhỏ là gì?

Ngoài tình trạng phân cứng, bé đi đại tiện ít hơn bình thường thì trẻ em bị táo bón có thể gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Đau ở vùng bụng hoặc đau dạ dày

  • Bé ăn không ngon miệng, biếng ăn, hấp thu dưỡng chất kém làm cho bé bị chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

  • Dễ cáu gắt, ít khi vui vẻ, thường dễ thay đổi hành vi và khó tính.

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, muốn nôn và nôn.

  • Thường sốt ruột và bồn chồn cần phải đi vệ sinh.

Khi thấy bé có những dấu hiệu của táo bón, đặc biệt là táo bón kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường về sức khỏe: đau bụng kéo dài, đau quặn ruột,... thì bố mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Cách khắc phục táo bón cho bé tại nhà mẹ nào cũng nên biết

Hầu hết trẻ bị táo bón do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học, cũng chính vì điều này mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách khắc phục táo bón ngay tại nhà dưới đây để giúp bé giảm thiểu khó chịu, đau đớn mỗi khi đi đại tiện:

4.1 Cho bé uống nhiều nước

Bé bị táo bón bố mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Buổi sáng sau khi bé thức dậy mẹ cho con uống chút nước ấm (với bé lớn) để loại bỏ các chất thải, chất độc trong cơ thể và hạn chế được tình trạng phân cứng, khó đi đại tiện ở trẻ nhỏ.

4.2 Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả chín

Rau xanh và hoa quả chín có chứa nhiều chất xơ cùng các loại vitamin giúp cải thiện hoạt động ở nhu động ruột, từ đó giúp bé cải thiện tình trạng táo bón dễ dàng hơn. Các loại hoa quả như đu đủ chín, cam, bưởi, táo,... có tác dụng rất tốt đối với việc cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.

Cho bé ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp bé cải thiện tình trạng táo bón tốt hơn

Mẹ có thể trình bày các loại rau củ quả thành các loại hình thù cho đẹp mắt để thu hút sự chú ý của bé. Hoặc với những bé lười ăn rau, hoa quả chín mẹ có thể chế biến thành nước ép cho bé sử dụng mỗi ngày. 

4.3 Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ

Ngoài 2 cách trên thì bố mẹ cũng nên rèn cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, tập ngồi bô và tập trung mỗi khi đi đại tiện để bé hình thành phản xạ giúp con đi ngoài dễ dàng hơn và khắc phục chứng táo bón.

4.4 Mát xa bụng cho bé

Đây là một trong những phương pháp giúp kích thích nhu động ruột của bé và hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện hệ tiêu hóa của bé, giúp cải thiện táo bón hiệu quả hơn. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn bé và xoa bụng từ rốn qua phải vòng qua rốn sang bên trái theo ngược chiều kim đồng hồ một cách nhẹ nhàng. 

Như vậy, qua bài viết này bố mẹ cũng đã biết táo bón ở trẻ nhỏ là gì, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tại nhà cho bé. Bên cạnh các phương pháp điều trị tại nhà, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các sản phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotic hoặc ‌Lactobacillus‌ ‌bulgaricus và‌ ‌Streptococcus‌ thermophilus‌ có trong sữa chua trẻ em Hoff giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và miễn dịch tốt hơn.