;
Giỏ hàng

Phụ huynh cần biết: Bao giờ cho bé ăn dặm?

Làm bố, mẹ là hành trình tuyệt vời. Bất cứ bố mẹ nào cũng muốn dành cho bé yêu của mình những điều tốt đẹp nhất. Với những ai mới lần đầu làm bố, mẹ thì có vô vàn câu hỏi đặt ra trong quá trình nuôi con. Và một trong những câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm đó chính là: Bao giờ cho bé ăn dặm để bé dễ dàng hấp thu dưỡng chất mà không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa? 

Bao giờ cho bé ăn dặm?

1. Bao giờ cho bé ăn dặm là thích hợp?

Ăn dặm hay còn gọi là ăn bổ sung là hình thức cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Những loại đồ ăn này sẽ bổ sung cùng sữa mẹ (hoặc sữa công thức) trong quá trình chăm sóc bé chứ không thể thay thế hoàn toàn. Ở giai đoạn ăn dặm, bé sẽ tập làm quen với thức ăn đặc và dần dần chuyển sang thức ăn rắn để phù hợp với thể trạng cũng như nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trẻ nên được ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh). Đây được coi là thời điểm vàng cho bé ăn dặm vì những nguyên nhân dưới đây:

  • Thời điểm 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh và có thể hấp thu được những loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ.

  • Tốc độ tăng trưởng của bé tăng lên, nguồn sữa mẹ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của bé về lượng và chất.

Cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi giúp bé phát triển, hoạt động tốt và thêm khỏe mạnh, dẻo dai. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cho bé ăn dặm kết hợp với việc bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Sữa mẹ ngoài việc cung cấp cho bé các yếu tố miễn dịch giúp bé phòng tránh các loại bệnh thì còn giúp gắn kết tình cảm mẹ con được tốt hơn.

Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm để cung cấp thêm dưỡng chất cho hoạt động thường ngày của bé

2. Những nguy cơ khi cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng đều có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Dưới đây là những nguy cơ khi cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn mà bố mẹ cần lưu ý:

2.1 Nguy cơ khi cho bé ăn dặm quá sớm

Với tâm lý sợ không đủ sữa cho con ăn, sữa mẹ giảm dưỡng chất hoặc bé còi cọc, chậm lớn nên việc ăn dặm sớm sẽ giúp bé mau lớn và cứng cáp hơn. Vì thế nhiều mẹ đã vội vàng cho bé ăn dặm sớm. Nhiều gia đình cho bé ăn dặm từ tháng thứ 3 đã bắt đầu cho con ăn dặm khi thấy bé thích thú với đồ ăn nên nghĩ rằng con thèm ăn hoặc bị đói bụng. Nhưng thực tế điều này không nên, vì việc ăn dặm sớm quá có thể gây ra một số hệ quả không đáng có:

  • Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện chỉ có thể chấp nhận được những loại đồ ăn lỏng như sữa mẹ, cùng với đó là hệ men trong dạ dày, ruột bé chưa phát triển đầy đủ. Nên việc bổ sung các loại đồ ăn dặm ngoài sữa mẹ trước giai đoạn 6 tháng tuổi có thể dễ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa.

  • Khiến cho bé bị lười bú sữa mẹ, bỏ lỡ mất nguồn dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ nên không đáp ứng được nhu cầu của bé về dinh dưỡng, dễ làm cho bé mắc bệnh.

  • Làm cho mẹ có nguy cơ bị mất sữa sớm và bé dễ bị nghẹn do phải xử lý nuốt thức ăn, vì cơ hàm, lưỡi chưa hoàn thiện.

2.2 Nguy cơ khi cho bé ăn dặm muộn

Bên cạnh việc cho con ăn dặm quá sớm thì có nhiều mẹ quá cuồng sữa mẹ, cho rằng đó là nguồn thực phẩm tốt nhất và giúp con hoàn thiện tốt nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với bé từ 6 tháng đầu đời. Nhưng điều này là không nên. 

Với những bé sinh non, sinh thiếu tháng, cơ thể chậm phát triển thì bố mẹ có thể cho bé ăn dặm muộn hơn bình thường. Còn đối với những bé sinh đủ tháng, phát triển bình thường nếu như bé ăn dặm quá muộn sẽ khiến cho bé không đủ dưỡng chất và năng lượng cho nhu cầu phát triển của bé, lâu dần có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, gây còi xương, chậm lớn,...

Bé ăn dặm quá muộn có thể khiến bé bị thiếu chất, gây còi xương, chậm lớn

3. Những lưu ý khi cho bé tập ăn dặm

Khi cho bé ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc: Khi bé bắt đầu ăn dặm, bố mẹ nên cho bé ăn từ lỏng đến đặc (dần dần tăng độ đặc để bé làm quen). Sau đó có thể tăng dần độ thô: từ cháo rây, bột ăn dặm, cháo nguyên hạt hoặc cơm nát,... Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt để bé dễ tiêu hóa vì ở giai đoạn này bé chưa có răng hoặc rất ít răng. 

  • Nên cho bé ăn từ lượng ít đến nhiều: Khi bé mới làm quen với việc ăn dặm, bổ sung thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ thì bố mẹ có thể cho bé ăn từng ít một. Ban đầu có thể cho bé ăn từ 10-20ml/ bữa và cho ăn 1 bữa 1 ngày. Sau đó tăng dần lên 2 bữa/ ngày để bé dễ thích nghi. Bên cạnh cháo, bột ăn dặm bố mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ như hoa quả, váng sữa, sữa chua,...

  • Cho bé ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, hợp vệ sinh: Ban đầu khi bé mới tập ăn dặm thì bố mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: cháo xay, hoa quả mềm. Nhưng khi bé bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi trở đi, bé cần đủ ăn 4 nhóm dưỡng chất để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Các loại thực phẩm được lựa chọn cho bé cần đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Thực phẩm cho bé ăn dặm cần đa dạng, đầy đủ dưỡng chất và thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé

Như vậy, mỗi bé có một cơ địa và thể trạng khác nhau, tuy nhiên với một bé bình thường thì câu trả lời cho việc bao giờ cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi. Nên cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm để bé hấp thu được hết dưỡng chất và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Váng sữa, Sữa chua trẻ em Hoff hiện tại được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng để bổ sung thêm cho bé vào mỗi bữa phụ khi ăn dặm. Các sản phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng: Protein, Chất béo, Canxi - Vitamin D3, DHA, Sữa non, Vitamin nhóm B cùng 18 loại Axit Amin giúp bé củng cố hệ tiêu hóa, cải thiện chiều cao, tăng cường hệ miễn dịch cùng trí tuệ tinh thông mỗi ngày. Chắc chắn là sản phẩm mà bé và bố mẹ nào cũng hài lòng khi đã trải nghiệm.