;
Giỏ hàng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản giúp bé mau khỏi bệnh

Thời tiết giao mùa rất dễ khiến cho bé bị viêm phế quản, đặc biệt là chuyển mùa từ thu sang đông. Viêm phế quản ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì trẻ cần được chăm sóc chu đáo cả về chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bài viết này, Hoff sẽ hướng dẫn phụ huynh một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản để bé nhanh khỏi hơn nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản như thế nào?

1. Một số điều cần biết về viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em 0-6 tuổi. Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc lót trong lòng phế quản bị viêm do một số tác nhân như: virus, vi khuẩn. Phần lớn các trường hợp viêm phế quản ở trẻ nhỏ đều thuộc dạng viêm cấp tính.

Trẻ nhỏ khi bị viêm phế quản đa phần đều có những biểu hiện như: sổ mũi, sốt nhẹ, ngạt mũi, ho,... Đi kèm với triệu chứng này có thể là sốt (một số trường hợp sốt tới 40 độ C) và triệu chứng này thường xuất hiện vài ngày sau đó khi bệnh có biểu hiện nặng hơn. Ngoài ra, trẻ có thể bị ho có đờm xanh, vàng, trẻ bị nôn ói, thở khò khè và khó thở hơn.

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường đáp ứng tốt với điều trị, nhưng nếu như việc điều trị bệnh muộn hoặc chăm sóc trẻ không đúng sẽ dễ khiến bé bị viêm phổi hoặc suy hô hấp làm ảnh hưởng hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Trẻ bị viêm phế quản thường xuất hiện triệu chứng như ho, sốt, khó thở,...

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản đúng cách giúp bé mau khỏi

Để bé mau khỏi và phục hồi sức khỏe tốt nhất, người thân trong gia đình cần kết hợp điều trị với bác sĩ và có cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản để rút ngắn thời gian điều trị:

2.1 Luôn giữ ấm cho bé khi bị viêm phế quản

Mùa đông là thời điểm các bé rất dễ bị viêm phế quản và làm cho bệnh bùng phát với triệu chứng nặng hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần có biện pháp giữ ấm cho bé khi chăm sóc bé bị viêm phế quản tại nhà để không để bệnh có diễn biến nặng hơn và biến chứng sang viêm phổi. Một số biện pháp làm ấm cho trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Mặc ấm cho trẻ khi ra ngoài, đặc biệt là cần giữ ấm vùng cổ, chân, tay, ngực. Có thể dùng máy sưởi trong nhà nếu như nhiệt độ xuống thấp.

  • Không cho bé ăn các loại đồ ăn lạnh: kem, nước đá. Cho bé ăn các loại đồ ăn nóng ấm.

  • Tắm cho bé bằng nước ấm và tắm nhanh. Phụ huynh có thể thêm gừng tươi vào nước tắm giữ ấm cho con được tốt hơn.

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cần giữ ấm cho bé để rút ngắn thời gian điều trị

2.2 Hạ sốt cho bé khi cần thiết

Bé bị viêm phế quản thường kèm theo biểu hiện sốt. Có những trường hợp bé bị sốt đến 40 độ, lúc này phụ huynh cần có biện pháp hạ sốt cho bé để phòng tránh nguy cơ bé bị co giật, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. 

  • Thông thường, bé sốt dưới 38,5 độ thì chưa cần thiết dùng thuốc hạ sốt. Bố mẹ có thể dùng khăn ấm để lau các phần như nách, bẹn, cổ để hạ sốt cho bé. Cần cho bé mặc thoáng.

  • Nếu bé sốt từ 38,5 độ thì cần sử dụng các loại thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nên cho bé mặc thoáng, lau người cho bé bằng nước ấm và đưa ngay đến bệnh viện.

Cần có biện pháp hạ sốt cho bé khi bị viêm phế quản và đưa bé đến bệnh viện khi cần thiết

2.3 Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé

Khi bé bị viêm phế quản, nhiều gia đình kiêng hoàn toàn với việc tắm rửa. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không nên. Việc không vệ sinh cho bé thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ bị bội nhiễm và làm cho bệnh nặng hơn. Do đó, bố mẹ cần có biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé trong suốt quá trình điều trị.

Một số biện pháp giữ gìn vệ sinh cho bé phụ huynh có thể tham khảo:

  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm.

  • Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý.

  • Nếu bé bị chảy mũi hãy lau chùi sạch sẽ cho bé và tránh để mũi rơi xuống miệng.

Nên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé để tránh tình trạng bội nhiễm khiến cho bệnh càng nặng hơn

2.4 Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất

Khi bé bị viêm phế quản, phụ huynh cần chú ý tới chế độ ăn uống của bé, tích cực cho bé sử dụng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh dùng các loại thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

  • Thực phẩm nên bổ sung cho bé: Sữa, sữa chua, thịt, các loại trái cây và rau củ tươi giúp bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất. Nên cho bé uống nhiều nước và chất điện giải để làm long đờm và giúp bé mau khỏi bệnh.

  • Thực phẩm không nên bổ sung cho bé: Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt chứa nhiều đường, các loại nước có ga, nước lạnh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn có vị chua…

Bé bị viêm phế quản đang trong quá trình điều trị phụ huynh không nên cho bé sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ để bệnh không nặng hơn

Bài viết trên đây đã giúp phụ huynh có thêm kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản như thế nào khoa học. Trẻ em bị viêm phế quản hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy bé có dấu hiệu bất thường thì phụ huynh nên cho bé đi thăm khám ngay để có biện pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa biến chứng. Sau khi bé khỏi bệnh, bố mẹ cũng nên có biện pháp bổ sung dinh dưỡng giúp bé tăng cường đề kháng để tránh bệnh có thể tái phát trở lại.