Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị Covid tại nhà như thế nào luôn là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi hiện nay vẫn còn có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng khiến cho trẻ dễ bị lây nhiễm. Ở bài viết này, Hoff sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề này, hi vọng sẽ trở thành nguồn tham khảo thông tin hữu ích đối với các bậc cha mẹ. Trẻ em bị Covid - 19 cần làm gì?1. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc Covid - 19Covid - 19 có thể lây nhiễm qua qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn.Trẻ em bị mắc bệnh Covid 19 thường có những biểu hiện như: ho, sốt, đau họng, sổ mũi, ăn uống kém, đau đầu. Thậm chí, có những trẻ không có bất cứ biểu hiện gì. Trẻ em bị Covid 19 thường ít biến chứng hơn người lớn tuổi, tuy nhiên một số ít trường hợp không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể làm bệnh trở nặng, thậm chí tử vong,...2. Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị Covid - 19 tại nhà cần làm gì?Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị Covid sẽ giúp bé mau khỏi bệnh và hạn chế được những nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là những cách chăm sóc cho trẻ khi bị Covid mà bố mẹ có thể tham khảo:2.1 Cách chăm sóc trẻ khi bị bé bị sốtSốt là biểu hiện thường thấy khi bé bị nhiễm Covid - 19. Khi bé bị sốt, bố mẹ cần chú ý thực hiện một số lưu ý sau:Trường hợp bé bị sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ nên thông báo cho nhân viên y tế và cho bé sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/ lần. Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc hạ sốt là 4-6 giờ, không vượt quá tổng liều là 60mg/kg/ ngày. Với những bé không thể hạ sốt được bằng Paracetamol, phụ huynh có thể thay thế hạ sốt cho bé bằng Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh tình trạng co giật.Đo SpO2 và đo nhiệt độ cơ thể cho bé thường xuyên khi nghi ngờ bé bị khó thở, sốt. Trong trường hợp không có máy đo SpO2 thì cha mẹ cần đếm nhịp thở của con/ phút.Hướng dẫn bé vận động nhẹ nhàng, hạn chế việc chạy nhảy, nô đùa. Hạ sốt đúng cách cho bé khi bị Covid - 19Khi trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh cũng nên cho bé mặc thoáng mát, kết hợp chườm ấm để hạ sốt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nên bổ sung đầy đủ điện giải, nước để tránh tình trạng bé bị mất nước. 2.2 Chăm sóc bé bị ho do Covid - 19Trẻ bị nhiễm Covid 19 có những biểu hiện ho nặng nhẹ khác nhau. Khi trẻ bị ho các bậc phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp:Sử dụng các loại thuốc ho, siro trị ho theo tư vấn của bác sĩ.Luôn giữ ấm vùng cổ, ngực, mặt cho bé.Vệ sinh mũi họng cho bé mỗi ngày 3 lần bằng nước muối sinh lý ấm để làm giảm tổn thương hệ hô hấp cho bé. 2.3 Chăm sóc bé bị tiêu chảy khi bị Covid - 19Khi bé bị tiêu chảy do Covid 19 thì mẹ cần tích cực cho bé bú, đồng thời bổ sung nước & Oresol cho bé để bù nước. Thời gian này, các bậc phụ huynh cũng nên bổ sung thêm kẽm và các loại vitamin một cách đầy đủ để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch giúp bé đào thải virus nhanh chóng. Tích cực bù nước và cho bé uống Oresol khi bé bị tiêu chảy hoặc mất nước 2.4 Chăm sóc tâm lý cho bé bị nhiễm Covid - 19Nhiều bé bị nhiễm Covid - 19 dễ bị sợ hãi, hoảng loạn, chính vì thế các bậc phụ huynh cần làm công tác tư tưởng cho bé. Đây cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ nhỏ bị Covid không thể thiếu. Bố mẹ nên thường xuyên động viên, trấn an, tâm sự để bé an tâm về tình trạng bệnh của mình. Đồng thời, khi bé có bất cứ thắc mắc gì về bệnh thì bố mẹ cần giải thích thông tin cho bé để bé luôn được thoải mái về tư tưởng.Trong quá trình tâm sự, chia sẻ về dịch bệnh với bé, bố mẹ cần tránh đề cập đến những sự kiện hoặc tin tức khiến cho bé bị sợ hãi, hoang mang. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lập cho bé một thời gian biểu các hoạt động học tập, nghỉ ngơi, giải trí trong thời gian nhiễm bệnh để bé mau khỏi bệnh hơn.2.5 Hướng dẫn bé tập thởHướng dẫn bé tập thở khi bị nhiễm Covid - 19 là điều hoàn toàn cần thiết. Bố mẹ có thể thực hiện một số động tác tập thở nhẹ nhàng, dễ thực hiện để bé thực hiện theo, nhờ đó giúp không khí được thêm vào phổi. Một số động tác thở mà bố mẹ có thể thực hiện để bé thực hiện theo như:Bài tập thở chúm môi: Từ từ hít thật sâu bằng mũi sau đó chúm môi lại và từ từ thở ra bằng khả năng của mình.Tập thở bụng: Đặt một tay lên ngực, tay còn lại đặt lên bụng để cảm nhận được nhịp thở. Sau đó, dùng mũi để hít vào rồi dùng miệng từ từ thở ra, chúm môi lại như thổi sáo cho đến khi bụng nhỏ xuống là được. Hướng dẫn bé tập thở đúng cách để mau chóng hồi phục sức khỏe khi bị Covid - 192.6 Những dấu hiệu cần cho bé đi cấp cứu ngayKhi chăm sóc trẻ bị nhiễm Covid - 19 thì bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan đến một số dấu hiệu bệnh bất thường dưới đây và mang bé đi cấp cứu ngay để tránh tình trạng xấu có thể xảy ra:Thở nhanh: Cần đếm nhịp thở của bé khi trẻ không khóc. Với trẻ độ tuổi: 1 - 5: ≥ 40 lần/phút; Trẻ ở độ tuổi 6 - 12: ≥ 30 lần/phút; Trẻ độ tuổi trên 12: ≥ 20 lần/phút.Lồng ngực bị rút lõm.Cánh mũi bị thở phập phồng.Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, sốt li bì không hạ sốt, bỏ bú, mắt lờ đờ.Có hiện tượng tím tái ở đầu chân tay, môi.Chỉ số SpO2 < 95%Trong quá trình chăm sóc bé bị nhiễm Covid - 19 tại nhà, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh. Không nên vì quá lo lắng mà lãm dụng thuốc làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn. Bên cạnh việc chăm sóc bé thì các bậc phụ huynh cần có biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe của mình để chăm sóc bé. Với những trẻ có bệnh lý nền như: hen, phổi mãn tính, sinh non, tim mạch, suy giảm hệ miễn dịch,... thì các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao hơn để kịp đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết.Ngoài những cách chăm sóc trẻ nhỏ bị Covid - 19 như trên thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé. Nên cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất, ăn đồ ăn khi còn ấm nóng, không nên ăn các loại đồ ăn cay, đồ lạnh, sống. Tích cực sử dụng các loại rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua, sữa tươi,... để bổ sung thêm dưỡng chất giúp bé mau khỏi bệnh hơn.
Váng sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng váng sữa đúng cách sẽ giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu được tối đa lượng chất dinh dưỡng có trong váng sữa. Vậy trẻ em nên ăn váng sữa vào lúc nào tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc mắc để bố mẹ sử dụng váng sữa cho bé đúng cách.Trẻ em nên ăn váng sữa vào lúc nào tốt nhất?1. Giải đáp: Trẻ em nên ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày?Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo, trẻ em từ 6 tháng tuổi đã có thể sử dụng váng sữa để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển toàn diện. Mặc dù là sản phẩm tốt cho sức khỏe của bé nhưng không phải bố mẹ cho bé ăn váng sữa lúc nào cũng tốt. Vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt và dễ kích ứng nên nếu như cho bé sử dụng không đúng thời điểm sẽ khiến bé dễ bị khó tiêu, đầy bụng,...Vì thế, các bậc phụ huynh có thể tham khảo giờ ăn váng sữa trong ngày dưới đây:1.1 Nên cho bé ăn váng sữa vào buổi sáng cách bữa chính 2 tiếngSau khi ăn xong bữa sáng khoảng 2 tiếng, các bậc phụ huynh có thể cho bé sử dụng váng sữa giúp bé được chắc bụng và hạn chế tình trạng kích ứng vào sáng sớm khi bé chưa được ăn thức ăn khác.Bên cạnh đó, việc sử dụng váng sữa cách bữa chính khoảng 2 tiếng sẽ giúp bé hạn chế tình trạng đầy bụng, nôn ói ở trẻ nhỏ.1.2 Nên cho bé ăn vào buổi chiều cách bữa trưa 2 tiếngCũng như buổi sáng, các bậc phụ huynh có thể cho bé sử dụng váng sữa vào bữa phụ cách bữa chính buổi trưa khoảng 2h. Hoặc bố mẹ cũng có thể cho bé sử dụng vào bữa xế chiều cách bữa tối 1-2 tiếng để bé bù đắp năng lượng cho cả buổi chiều mà không gây ra hiện tượng biếng ăn vào bữa chính.Nên cho bé ăn váng sữa vào khoảng 2 giờ sau bữa ăn chính và nên sử dụng vào bữa phụ hàng ngày để bé hấp thu dưỡng chất được tốt nhất1.3 Không nên cho bé sử dụng váng sữa vào bữa tốiSau khi ăn xong bữa tối sớm, dù chưa đến thời gian đi ngủ của bé các bậc phụ huynh cũng không nên cho bé sử dụng váng sữa. Vào ban đêm, hệ tiêu hóa của bé hoạt động ít hơn mà váng sữa là sản phẩm có chứa chất béo có thể gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa, làm cho bé khó tiêu và khó ngủ.2. Những trường hợp không nên cho bé sử dụng váng sữaVáng sữa tốt cho sức khỏe của bé là điều chúng ta không cần bàn cãi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng váng sữa. Dưới đây là những trường hợp không nên ăn váng sữa hoặc hạn chế sử dụng váng sữa mà bố mẹ cần chú ý:2.1 Trẻ em dưới 6 tháng tuổiBé dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng sữa công thức để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể lực và não bộ. Thời điểm dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé còn chưa được hoàn thiện, hoạt động của hệ tiêu hóa còn non yếu. Dạ dày và các cơ quan tiêu hóa còn chưa đủ lực để hấp thu, chuyển hóa hết dưỡng chất từ váng sữa.Do đó, em bé trong độ tuổi dưới 6 tháng tuổi thì chưa nên sử dụng váng sữa nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.Không nên cho bé ăn váng sữa khi chưa đủ 6 tháng tuổi2.2 Trẻ bị thừa cân, béo phìTrong váng sữa có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là chất béo. Do đó, những bé đang có chỉ số BMI vượt ngưỡng cho phép, trẻ bị béo phì, thừa cân thì nên hạn chế sử dụng váng sữa. Thay vì sử dụng váng sữa, các bậc phụ huynh có thể tích cực cho bé sử dụng các sản phẩm chứa nhiều chất xơ, protein hoặc tinh bột tốt để bảo vệ sức khỏe.2.3 Sau khi trẻ ăn noNgay sau khi trẻ ăn no các bậc phụ huynh không nên cho bé sử dụng váng sữa vì dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu làm cho hệ tiêu hóa của bé bị đảo lộn. Khi bé ăn no bố mẹ cho bé sử dụng váng sữa dễ làm cho bé bị đau bụng, làm ảnh hưởng đến tinh thần của bé, khiến bé dễ bị quấy khóc, lười ăn sau này.2.4 Trước bữa chínhBố mẹ chỉ nên cho bé sử dụng váng sữa vào bữa phụ, cách bữa chính 1-2h. Không nên cho bé ăn váng sữa vào sát bữa chính vì dễ gây tình trạng đầy hơi, làm cho bé biếng ăn hoặc bỏ bữa chính.Không nên cho bé ăn váng sữa vào sát giờ bữa ăn chính để không làm bé bị ngang bụng, dẫn đến biếng ănTrẻ em nên ăn váng sữa lúc nào trong ngày là tốt nhất đã có lời giải đáp. Các bậc phụ huynh nên cho bé sử dụng váng sữa vào thời điểm thích hợp để bé có thể hấp thu dưỡng chất được tốt nhất mà không gây ra ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều bé trong độ tuổi bắt đầu ăn dặm. Không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch. Tuy nhiên việc cho trẻ em ăn sữa chua vào giờ nào là tốt nhất trong ngày thì không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ.Trẻ em ăn sữa chua vào giờ nào tốt nhất?1. Trẻ em ăn sữa chua giờ nào là tốt nhất - Phụ huynh nên biếtSữa chua là một trong những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung có chứa nhiều Canxi, Vitamin nhóm B, Protein cũng như lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe và sự hấp thu dưỡng chất của trẻ nhỏ. Mặc dù là sản phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ nhưng không phải trẻ ăn sữa chua giờ nào cũng tốt.Dưới đây là những thời điểm mà phụ huynh nên cho bé sử dụng sữa chua để phát huy tốt nhất tác dụng của sữa chua và giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn:1.1 Sau bữa ăn chính từ 1-2 giờ giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩnThời gian tốt thích hợp để cho bé ăn sữa chua là 1-2 giờ sau bữa chính. Đây là thời điểm dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường lý tưởng để các lợi khuẩn có lợi hoạt động giúp bé dễ dàng tiêu hóa và cải thiện hấp thu dưỡng chất tốt hơn. 1.2 Buổi xế chiều giúp bé giảm căng thẳng và bức xạVào buổi xế chiều (khoảng 16h) các bậc phụ huynh có thể cho bé sử dụng thêm sữa chua để bổ sung năng lượng giúp bé giảm căng thẳng và bức xạ. Trong sữa chua có chứa lượng Vitamin B khá cao giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tổn hại do bức xạ mà các thiết bị điện tử gây ra. Đặc biệt trong thời 4.0 hiện nay xung quanh bé toàn các thiết bị điện tử như máy tính, smartphone, điện thoại,... thì sữa chua sẽ là sản phẩm thực sự cần thiết cho bé.Nên cho bé ăn sữa chua vào buổi chiều giúp bé giảm căng thẳng và bức xạ tốt hơnĐặc biệt, thành phần Tyrosine trong sữa chua giúp xoa dịu những căng thẳng, mệt mỏi rất tốt. Vì thế, mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua vào bữa xế để giúp bé luôn khỏe khoắn, năng động hơn.1.3 Cho bé ăn sữa chua vào buổi tối giúp bé hấp thu Canxi tốt hơnHàm lượng Canxi trong sữa chua thường cao hơn trong sữa tươi. Đặc biệt trong sữa chua có chứa hàm lượng Axit lactic cao cùng khả năng giữ Canxi cao nên thúc đẩy cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn.Đặc biệt, từ nửa đêm đến rạng sáng các yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thu Canxi tương đối ít nên rất có lợi cho việc hấp thu Canxi. Chính vì thế, trước khi ngủ 1-2 tiếng là thời điểm tốt nhất để cơ thể hấp thu Canxi giúp xương răng chắc khỏe và củng cố chiều cao vượt trội.2. Những chú ý khi cho bé sử dụng sữa chuaNhư vậy, các bậc phụ huynh đã biết được trẻ em ăn sữa chua vào giờ nào là tốt nhất? Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng đúng cách, phù hợp với nhu cầu của trẻ nhỏ nó mới thực sự phát huy được hết tác dụng của nó. Dưới đây là một số chú ý khi sử dụng sữa chua cho bé:2.1 Nên dùng sữa chua phù hợp với độ tuổi của béSữa chua là sản phẩm dinh dưỡng phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi. Chính vì thế trước thời điểm này thì các bậc phụ huynh chưa nên cho bé sử dụng sữa chua để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Khi trẻ từ 6 tháng tuổi các bậc phụ huynh có thể cho bé sử dụng sữa chua với liều lượng như sau:6-12 tháng tuổi: từ ½ đến 1 hũ/ ngàyTừ 12-24 tháng tuổi: 1-2 hũ/ ngàyTừ 24 tháng tuổi trở lên: Từ 2 hũ trở lên mỗi ngày.Phụ huynh chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi được 6 tháng tuổi và liều lượng ăn phù hợp với độ tuổi cũng như khả năng hấp thu của bé2.2 Không nên cho bé ăn sữa chua khi đang đóiKhi đói độ pH trong dạ dày rất thấp, vì thế nếu như ăn sữa chua ở thời điểm này dễ làm cho các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, độ pH tăng lên, dạ dày co bóp mạnh là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt giúp bé tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa táo bón được tốt hơn.2.3 Không nên làm nóng sữa chua trước khi cho bé sử dụngNhiều phụ huynh bận rộn nên thường ngâm sữa chua vào nước nóng trước khi cho bé sử dụng để bớt lạnh. Tuy nhiên khi làm nóng sữa chua như vậy sẽ làm cho cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Hơn nữa, khi làm nóng sữa chua thì giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng bảo vệ sức khỏe của sữa chua cũng sẽ bị giảm đi.Qua bài viết cũng phần nào giúp các bậc phụ huynh hiểu được nên cho trẻ em ăn sữa chua giờ nào là tốt nhất và những lưu ý khi ăn sữa chua để phát huy được hết công dụng của nó. Sữa chua trẻ em Hoff là sản phẩm dành cho bé từ 6 tháng tuổi có chứa nhiều lợi khuẩn Lactobacillus bulgaricus, Vitamin nhóm B, Chất xơ, Axit Amin, Protein, Canxi,... giúp bé tiêu hóa khỏe mạnh, củng cố chiều cao được tốt hơn.
Trong thời gian gần đây có nhiều mẹ gửi thông tin về cho Hoff với nội dung “Trẻ em có ăn được sữa chua người lớn không? Và nếu như bé ăn sữa chua của người lớn có gây ra ảnh hưởng gì tới sức khỏe và hệ tiêu hóa không? Vậy thực hư của câu hỏi này là như thế nào? Trẻ em có ăn được sữa chua người lớn không?1. Trẻ em có ăn được sữa chua người lớn không? Nhiều ba mẹ chưa biếtSữa chua là một trong những món ăn yêu thích của nhiều bé. Đây cũng là một trong những sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều gia đình cho rằng cứ cho ăn sữa chua là được mà không biết rằng không phải loại sữa chua nào bé cũng có thể sử dụng được.Theo như khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, bé từ 6 tháng tuổi bố mẹ đã có thể cho bé sử dụng sữa chua. Tùy thuộc vào cân nặng cũng như độ tuổi mà bố mẹ có thể cân đối lượng ăn cho bé sao cho phù hợp. Tuy nhiên, trẻ em không nên sử dụng sữa chua người lớn.Vậy tại sao trẻ em không ăn được sữa chua người lớn? Nguyên nhân là vì sữa chua người lớn thường là các sản phẩm có chứa ít chất béo hoặc giảm ngọt sẽ không phải là lựa chọn tốt cho các bé trong độ tuổi 6 tháng đến 2 tuổi. Hơn nữa, bé đang trong giai đoạn tập ăn nên cần một sản phẩm sữa chua chuyên dụng dành cho bé với nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ dị ứng. Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm sữa chua nói chung, nhà sản xuất đều có ghi chú cho độ tuổi sử dụng phù hợp. Bởi trong các thành phần và liều lượng của thành phần đều đã được nhà sản xuất nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ.Nên dùng sữa chua dành riêng cho trẻ em để đảm bảo an toàn và hạn chế dị ứng cho trẻ nhỏ.Chính vì thế, việc sử dụng các sản phẩm sữa chua chuyên dụng cho trẻ nhỏ sẽ là lựa chọn thích hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Những chú ý khi cho bé sử dụng sữa chua:Sữa chua không phải là thực phẩm dành cho chế độ ăn chính của trẻ, chỉ nên bổ sung nó vào bữa phụ của bé.Bố mẹ không nên lựa chọn các loại sản phẩm sữa chua ít chất béo hoặc không có chất bé. Vì trong độ tuổi 6 tháng đến 24 tháng bé cần được bổ sung dinh dưỡng, năng lượng và chất béo cho các hoạt động hàng ngày.Nên lựa chọn các sản phẩm sữa chua từ các hãng lớn, uy tín đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.Khi lựa chọn sữa chua cho bé cần xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và tình trạng vỏ bao bì để tránh mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng.Lựa chọn các sản phẩm sữa chua phù hợp với lứa tuổi của trẻ bởi nhu cầu dinh dưỡng của mỗi lứa tuổi là khác nhau. Sữa chua dành cho trẻ em cần có hàm lượng Protein, chất béo và các chất dinh dưỡng theo đúng quy định của Bộ y tế.Như vậy là câu hỏi: Trẻ em có ăn được sữa chua người lớn không đã có câu trả lời. Chúng ta không nên cho trẻ ăn sữa chua của người lớn mà cần sử dụng các sản phẩm chuyên dụng phù hợp với độ tuổi để bé có thể hấp thu được tối đa dưỡng chất và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.Sử dụng sữa chua đúng độ tuổi giúp bé hấp thu dinh dưỡng tối ưu và phát triển toàn diện2. Những lợi ích của sữa chua với sức khỏe của trẻ nhỏNhiều bố mẹ chỉ biết rằng sữa chua có lợi cho hệ tiêu hóa của bé mà không biết rằng nó còn có rất nhiều vai trò khác cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những lợi ích mà sữa chua đem lại:2.1 Giúp trẻ tăng cường đề khángVì có đến hơn 70% hệ miễn dịch nằm ở hệ tiêu hóa, chính vì thế một hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là cơ sở giúp cho hệ miễn dịch của bé thêm khỏe mạnh, vững trãi. Trẻ khi có hệ miễn dịch vững vàng sẽ giúp bé hạn chế mắc bệnh vặt, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm, bệnh về đường hô hấp.2.2 Bổ sung Canxi giúp xương răng chắc khỏeTrong Sữa chua có chứa nhiều Canxi giúp bé tăng chiều cao, hệ xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng sâu răng, sún răng, còi xương ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, Canxi ở trẻ nhỏ còn giúp làm giảm tình trạng béo phì, do sự chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng cần thiết cho cơ thể của trẻ.2.3 Sữa chua giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơnSo với sữa tươi thì những chất dinh dưỡng có trong sữa chua có khả năng hấp thu vào cơ thể cao gấp 3 lần. Trong quá trình lên men sữa chua các loại men vi sinh đã được chuyển hóa, phân cắt một phần chất đạm, chất béo làm cho chúng dễ tiêu hóa và hấp thu hơn nhiều lần. Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp bé tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt hơn2.4 Giúp bé ăn ngon miệng hơnTrong sữa chua có chứa một lượng vitamin B nhất định giúp bé ăn ngon miệng, cải thiện hấp thu tốt hơn. Đặc biệt, khi bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sẽ không có bất cứ cản trở gì cho hệ tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, táo bón,...) thì việc ăn ngon miệng hơn là điều không khó hiểu.2.5 Bổ sung thêm dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diệnSữa chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Canxi, Protein, Chất béo, Vitamin B, chất khoáng giúp bé phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ. Đồng thời, những chất dinh dưỡng này phần nào bù đắp được lượng dưỡng chất bị thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp bé luôn năng động, hoạt bát và khỏe mạnh.Thông qua bài viết này các bậc phụ huynh đã biết được trẻ em có ăn được sữa chua người lớn không và những lợi ích của sữa chua cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Sữa chua nên bổ sung vào mỗi bữa phụ để bé dễ dàng tiêu hóa, cải thiện chiều cao và hệ miễn dịch được tốt nhất.
Trẻ em mấy tháng ăn được váng sữa là câu hỏi được không ít phụ huynh quan tâm, đặc biệt là những người làm cha, làm mẹ lần đầu. Vậy, bé mấy tháng thì có thể ăn được váng sữa là tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ thời điểm phù hợp cho bé ăn váng sữa nhé!Trẻ em mấy tháng ăn được váng sữa là tốt nhất?1. Váng sữa trẻ em có tốt không? Có tác dụng gì với bé?Váng sữa là một chế phẩm từ sữa, có dạng là 1 lớp mảng nổi lên trên bề mặt sữa khi đun nóng sữa hoặc để sữa trong một thời gian dài, không đậy nắp. Váng sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho bé và được các nhà khoa học chứng minh rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong váng sữa có chứa tới 70% thành phần là chất béo (tùy loại), đây là chất béo lành mạnh, đóng vai trò rất tốt đối với việc cung cấp năng lượng và phát triển trí não của bé. Bên cạnh chất béo, váng sữa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác: Protein, Canxi, Vitamin D,... cùng các loại vitamin và khoáng chất: Natri, Kali, Kẽm, Photpho, Vitamin nhóm B,...Váng sữa khi được sử dụng đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Đồng thời, giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân, ngủ sâu giấc và hỗ trợ điều trị các bệnh còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ nhỏ.Váng sữa có chứa nhiều dưỡng cần cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ2. Giải đáp trẻ em mấy tháng ăn được váng sữa?Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trẻ em từ 6 tháng tuổi đã có thể sử dụng được các sản phẩm là chế phẩm từ sữa như Váng sữa. Bởi lúc này, cơ hàm và hệ tiêu hóa của bé gần như đã phát triển hoàn thiện để bé có thể nuốt và hấp thu được hết dưỡng chất trong váng sữa mà không gây ra bất cứ trở ngại gì cho hệ tiêu hóa. 2.1 Thời gian cho bé sử dụng váng sữa trong ngàyNhư vậy, chúng ta đã biết được trẻ em mấy tháng ăn được váng sữa? Thời gian lý tưởng nhất cho bé sử dụng váng sữa là vào mỗi bữa phụ. Thông thường là khoảng 2h trước bữa ăn chính và 1h sau bữa ăn chính nhằm giúp bé cung cấp năng lượng và hấp thu được tối đa dưỡng chất có trong váng sữa.Phụ huynh không nên cho bé ăn váng sữa vào sau 8h tối để tránh tình trạng bé bị đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, khi cho bé ăn váng sữa vào thời điểm này thì không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn có thể làm cho nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ tăng gấp 3 lần so với thời điểm khác trong ngày.Thời điểm cho bé ăn váng sữa bố mẹ có thể tham khảo theo Hoff gợi ý một vài khung giờ dưới đây:8-9 giờ sáng11-12h trưa15-16 giờ chiềuThời điểm cho bé ăn váng sữa tốt nhất là vào bữa phụ, 2h trước bữa ăn chính hoặc 1h sau bữa ăn chính2.2 Lượng váng sữa cho bé ăn bao nhiêu là hợp lý?Phụ huynh nên cho bé sử dụng váng sữa phù hợp với độ tuổi, khả năng ăn cũng như mức độ hấp thu của bé. Lượng váng sữa cho bé sử dụng mỗi lần bố mẹ có thể tham khảo dưới đây:Bé từ 6 tháng đến 12 tháng: Cho bé sử dụng từ ½ đến 1 hũ/ ngày để bé tập làm quen.Bé từ 12 tháng đến 24 tháng: Cho bé sử dụng 1-2 hộp/ ngày.Bé từ 24 tháng trở lên có thể cho bé sử dụng từ 2-3 hộp mỗi ngày.Váng sữa có hàm lượng chất béo khá cao, vì thế sản phẩm được khuyên dùng cho những bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng, kém hấp thu hoặc trẻ mới ốm dậy cần bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng chất béo có trong váng sữa đều là chất béo tốt, nên không phải việc bé sử dụng mỗi ngày là có thể gây béo phì, thừa cân ở trẻ nhỏ.Cho bé ăn váng sữa với lượng vừa phải phù hợp với độ tuổi và khả năng hấp thu của bé3. Váng sữa Hoff có mấy loại và giá là bao nhiêu?Váng sữa Hoff hiện tại là một trong những loại váng sữa được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Bởi sản phẩm được đánh giá là có hương vị thơm ngon, sánh mịn giúp bé dễ dàng sử dụng và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.Váng sữa Hoff hiện có 02 dòng sản phẩm với 4 mã sản phẩm như sau:Váng sữa Hoff vị truyền thống (Váng sữa Vani, Váng sữa hạt dẻ) có giá là đề xuất là 55,000 đồng/ lốc 4 hũ.Váng sữa cao cấp Hoff (Váng sữa non, Váng sữa Hạt óc chó) có giá đề xuất là 72,500 đồng/ lốc 4 hũ.Các loại váng sữa Hoff đều đã được Hoff nghiên cứu, đánh giá khắt khe từ nguyên liệu đầu vào và phân tích kỹ lưỡng khẩu vị của trẻ em Việt Nam. Chính vì thế các sản phẩm của Hoff đều rất dễ ăn, đảm bảo an toàn và thân thiện với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ.Váng sữa Hoff được nghiên cứu và phân tích phù hợp với khẩu vị của trẻ em Việt Nam giúp bé dễ sử dụng và hấp thu một cách tốt nhấtQua bài viết phần nào giúp các bậc phụ huynh hiểu được trẻ em mấy tháng ăn được váng sữa? Trẻ từ 6 tháng bố mẹ đã có thể cho bé ăn váng sữa tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng hấp thu để điều chỉnh liều lượng cho hợp lý để phát huy được hết tác dụng của váng sữa với sức khỏe của trẻ.
Thời tiết giao mùa rất dễ khiến cho bé bị viêm phế quản, đặc biệt là chuyển mùa từ thu sang đông. Viêm phế quản ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì trẻ cần được chăm sóc chu đáo cả về chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bài viết này, Hoff sẽ hướng dẫn phụ huynh một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản để bé nhanh khỏi hơn nhé!Cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản như thế nào?1. Một số điều cần biết về viêm phế quản ở trẻ nhỏViêm phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em 0-6 tuổi. Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc lót trong lòng phế quản bị viêm do một số tác nhân như: virus, vi khuẩn. Phần lớn các trường hợp viêm phế quản ở trẻ nhỏ đều thuộc dạng viêm cấp tính.Trẻ nhỏ khi bị viêm phế quản đa phần đều có những biểu hiện như: sổ mũi, sốt nhẹ, ngạt mũi, ho,... Đi kèm với triệu chứng này có thể là sốt (một số trường hợp sốt tới 40 độ C) và triệu chứng này thường xuất hiện vài ngày sau đó khi bệnh có biểu hiện nặng hơn. Ngoài ra, trẻ có thể bị ho có đờm xanh, vàng, trẻ bị nôn ói, thở khò khè và khó thở hơn.Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường đáp ứng tốt với điều trị, nhưng nếu như việc điều trị bệnh muộn hoặc chăm sóc trẻ không đúng sẽ dễ khiến bé bị viêm phổi hoặc suy hô hấp làm ảnh hưởng hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.Trẻ bị viêm phế quản thường xuất hiện triệu chứng như ho, sốt, khó thở,...2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản đúng cách giúp bé mau khỏiĐể bé mau khỏi và phục hồi sức khỏe tốt nhất, người thân trong gia đình cần kết hợp điều trị với bác sĩ và có cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản để rút ngắn thời gian điều trị:2.1 Luôn giữ ấm cho bé khi bị viêm phế quảnMùa đông là thời điểm các bé rất dễ bị viêm phế quản và làm cho bệnh bùng phát với triệu chứng nặng hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần có biện pháp giữ ấm cho bé khi chăm sóc bé bị viêm phế quản tại nhà để không để bệnh có diễn biến nặng hơn và biến chứng sang viêm phổi. Một số biện pháp làm ấm cho trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo:Mặc ấm cho trẻ khi ra ngoài, đặc biệt là cần giữ ấm vùng cổ, chân, tay, ngực. Có thể dùng máy sưởi trong nhà nếu như nhiệt độ xuống thấp.Không cho bé ăn các loại đồ ăn lạnh: kem, nước đá. Cho bé ăn các loại đồ ăn nóng ấm.Tắm cho bé bằng nước ấm và tắm nhanh. Phụ huynh có thể thêm gừng tươi vào nước tắm giữ ấm cho con được tốt hơn.Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cần giữ ấm cho bé để rút ngắn thời gian điều trị2.2 Hạ sốt cho bé khi cần thiếtBé bị viêm phế quản thường kèm theo biểu hiện sốt. Có những trường hợp bé bị sốt đến 40 độ, lúc này phụ huynh cần có biện pháp hạ sốt cho bé để phòng tránh nguy cơ bé bị co giật, gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Thông thường, bé sốt dưới 38,5 độ thì chưa cần thiết dùng thuốc hạ sốt. Bố mẹ có thể dùng khăn ấm để lau các phần như nách, bẹn, cổ để hạ sốt cho bé. Cần cho bé mặc thoáng.Nếu bé sốt từ 38,5 độ thì cần sử dụng các loại thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nên cho bé mặc thoáng, lau người cho bé bằng nước ấm và đưa ngay đến bệnh viện.Cần có biện pháp hạ sốt cho bé khi bị viêm phế quản và đưa bé đến bệnh viện khi cần thiết2.3 Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho béKhi bé bị viêm phế quản, nhiều gia đình kiêng hoàn toàn với việc tắm rửa. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không nên. Việc không vệ sinh cho bé thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ bị bội nhiễm và làm cho bệnh nặng hơn. Do đó, bố mẹ cần có biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé trong suốt quá trình điều trị.Một số biện pháp giữ gìn vệ sinh cho bé phụ huynh có thể tham khảo:Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm.Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý.Nếu bé bị chảy mũi hãy lau chùi sạch sẽ cho bé và tránh để mũi rơi xuống miệng.Nên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé để tránh tình trạng bội nhiễm khiến cho bệnh càng nặng hơn2.4 Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chấtKhi bé bị viêm phế quản, phụ huynh cần chú ý tới chế độ ăn uống của bé, tích cực cho bé sử dụng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh dùng các loại thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.Thực phẩm nên bổ sung cho bé: Sữa, sữa chua, thịt, các loại trái cây và rau củ tươi giúp bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất. Nên cho bé uống nhiều nước và chất điện giải để làm long đờm và giúp bé mau khỏi bệnh.Thực phẩm không nên bổ sung cho bé: Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt chứa nhiều đường, các loại nước có ga, nước lạnh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn có vị chua…Bé bị viêm phế quản đang trong quá trình điều trị phụ huynh không nên cho bé sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ để bệnh không nặng hơnBài viết trên đây đã giúp phụ huynh có thêm kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh viêm phế quản như thế nào khoa học. Trẻ em bị viêm phế quản hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy bé có dấu hiệu bất thường thì phụ huynh nên cho bé đi thăm khám ngay để có biện pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa biến chứng. Sau khi bé khỏi bệnh, bố mẹ cũng nên có biện pháp bổ sung dinh dưỡng giúp bé tăng cường đề kháng để tránh bệnh có thể tái phát trở lại.
Bé biếng ăn khiến cho không ít bậc phụ huynh phiền lòng, mệt mỏi. Tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài ở trẻ có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể lực và trí tuệ so với các bạn cùng độ tuổi. Vậy, trẻ biếng ăn phải làm sao? Bài viết dưới đây là những chia sẻ cách giúp bé làm giảm tình trạng biếng ăn nhanh chóng mà bố mẹ có thể tham khảo.Bé biếng ăn phải làm sao?1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì?Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi 1-6 tuổi. Sau 1 tuổi, tốc độ phát triển về thể trạng của bé giảm dần, nên lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể bé cũng giảm theo. Tình trạng này được gọi là biếng ăn sinh lý và tình trạng này không kéo dài quá lâu, bé vẫn vui chơi, hoạt động bình thường.Tuy nhiên, tình trạng biếng ăn cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân khác có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực cũng như trí tuệ của trẻ. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn có thể là:Trẻ bị ốm: Đau họng, sốt, ho, rối loạn đường tiêu hóa.Chế độ ăn uống không cân đối: Bé ăn vặt quá nhiều, uống nhiều sữa.Tâm lý: Bé ham chơi, bé xa bố mẹ bị thay đổi môi trường sống, bé bị ép ăn lâu dài khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.Trẻ ít vận động.Trẻ ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏCó nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị biếng ăn, cùng một lúc có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi trẻ sẽ có một mức độ nhất định. Do đó, khi thấy con có biểu hiện biếng ăn thì bố mẹ cần bình tĩnh xử lý để con hợp tác và tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.2. Trẻ biếng ăn phải làm sao?Khi trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng được tốt hơn:2.1 Hãy luôn làm mới các món ăn và trình bày đẹp mắt để kích thích sự thích thú của béTrẻ ăn mãi một vài món cũng sẽ cảm thấy chán và người lớn chúng ta cũng vậy. Vì thế, bố mẹ hãy luôn thay đổi thực đơn cho bé, đồng thời hãy trình bày các món ăn sao cho đẹp mắt, ấn tượng để tạo cho bé sự thích thú, thích được khám phá trong mỗi bữa ăn. Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích, điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.Để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được.Hãy khuyến khích con ăn tất cả các món ăn có trên bàn, dù chỉ ăn mỗi thứ một ít.Bố mẹ nên tích cực làm mới thực đơn và trang trí món ăn sao cho đẹp mắt để kích thích bé ăn ngon miệng hơn2.2 Không nên ép bé ăn khi bé không muốnCác biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng, thậm chí là đánh đập đều khiến tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn.Nếu bạn muốn tập cho bé ăn món ăn mới, hãy cho ăn vào bữa sáng. Đây là khoảng thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới. Khi bé đã chịu ăn, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo.2.3 Chia nhỏ khẩu phần ăn của các bữa chính thành bữa nhỏNếu con biếng ăn, bạn hãy chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần và cho bé ăn từng chút một vào những khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp con không bị áp lực khi nhìn vào khẩu phần ăn quá nhiều ở một bữa.2.4 Không cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây vào trước và trong bữa ănViệc trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác no không còn hứng thú để ăn. Ngoài ra, bạn cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau.Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho bé ăn những thức ăn nhẹ vào các bữa phụ như: sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt… nhưng không nên cho trẻ ăn gần với bữa chính.Trẻ bị biếng ăn bố mẹ không nên cho bé ăn các loại đồ ăn vặt, bánh ngọt vào sát bữa ăn chính của bé2.5 Luôn cho bé ăn đúng giờ và ăn cùng gia đìnhĐặt quy tắc cho con là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến cữ ăn nhẹ và bữa ăn chính. Trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10–15 phút, hãy thông báo cho bé biết là đã sắp đến giờ ăn.Hầu hết trẻ em thích bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ, là tấm gương tốt cho bé trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.2.6 Cho bé vận động thường xuyênViệc trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Bạn nên khuyến khích bé yêu vận động hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian vận động cùng con. Bạn có thể đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá banh… cùng con. Việc vận động khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng nên bé sẽ có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.Nếu bé còn nhỏ, bạn hãy massage cho bé. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa giúp trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.Bố mẹ nên tích cực cho bé vận động thể lực để khắc phục tình trạng biếng ăn được hiệu quả hơn2.7 Luôn đảm bảo bữa ăn đầy đủ dưỡng chấtMột trong những điều bạn phải đảm bảo là thức ăn mà con bạn ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.Ví dụ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm có thể giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Những thực phẩm có chứa kẽm là thịt bò, thịt gà, cá và nhiều loại rau có màu xanh đậm.Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để kích thích sự thèm ăn của trẻ:Không cho bé dùng điện thoại, đồ chơi, đọc sách/đọc truyện tranh, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn.Tuyệt đối không dùng thức ăn làm phần thưởng nhằm tránh nảy sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải vì bé thích món ăn đó hay món đó tốt cho sức khỏe.Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, kẽm, lợi khuẩn,... như sữa chua để kích thích sự thèm ăn, bảo vệ đường ruột và giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.Qua bài viết này, bố mẹ cũng đã biết được nguyên nhân và việc xử lý trẻ biếng ăn phải làm sao. Mong rằng sẽ giúp được bố mẹ có thêm các biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ giúp bé ăn ngon miệng và phát triển toàn diện hơn mỗi ngày.
Làm bố, mẹ là hành trình tuyệt vời. Bất cứ bố mẹ nào cũng muốn dành cho bé yêu của mình những điều tốt đẹp nhất. Với những ai mới lần đầu làm bố, mẹ thì có vô vàn câu hỏi đặt ra trong quá trình nuôi con. Và một trong những câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm đó chính là: Bao giờ cho bé ăn dặm để bé dễ dàng hấp thu dưỡng chất mà không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa? Bao giờ cho bé ăn dặm?1. Bao giờ cho bé ăn dặm là thích hợp?Ăn dặm hay còn gọi là ăn bổ sung là hình thức cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Những loại đồ ăn này sẽ bổ sung cùng sữa mẹ (hoặc sữa công thức) trong quá trình chăm sóc bé chứ không thể thay thế hoàn toàn. Ở giai đoạn ăn dặm, bé sẽ tập làm quen với thức ăn đặc và dần dần chuyển sang thức ăn rắn để phù hợp với thể trạng cũng như nhu cầu dinh dưỡng của bé.Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trẻ nên được ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh). Đây được coi là thời điểm vàng cho bé ăn dặm vì những nguyên nhân dưới đây:Thời điểm 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh và có thể hấp thu được những loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ.Tốc độ tăng trưởng của bé tăng lên, nguồn sữa mẹ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của bé về lượng và chất.Cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi giúp bé phát triển, hoạt động tốt và thêm khỏe mạnh, dẻo dai. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cho bé ăn dặm kết hợp với việc bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Sữa mẹ ngoài việc cung cấp cho bé các yếu tố miễn dịch giúp bé phòng tránh các loại bệnh thì còn giúp gắn kết tình cảm mẹ con được tốt hơn.Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm để cung cấp thêm dưỡng chất cho hoạt động thường ngày của bé2. Những nguy cơ khi cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộnĂn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng đều có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Dưới đây là những nguy cơ khi cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn mà bố mẹ cần lưu ý:2.1 Nguy cơ khi cho bé ăn dặm quá sớmVới tâm lý sợ không đủ sữa cho con ăn, sữa mẹ giảm dưỡng chất hoặc bé còi cọc, chậm lớn nên việc ăn dặm sớm sẽ giúp bé mau lớn và cứng cáp hơn. Vì thế nhiều mẹ đã vội vàng cho bé ăn dặm sớm. Nhiều gia đình cho bé ăn dặm từ tháng thứ 3 đã bắt đầu cho con ăn dặm khi thấy bé thích thú với đồ ăn nên nghĩ rằng con thèm ăn hoặc bị đói bụng. Nhưng thực tế điều này không nên, vì việc ăn dặm sớm quá có thể gây ra một số hệ quả không đáng có:Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện chỉ có thể chấp nhận được những loại đồ ăn lỏng như sữa mẹ, cùng với đó là hệ men trong dạ dày, ruột bé chưa phát triển đầy đủ. Nên việc bổ sung các loại đồ ăn dặm ngoài sữa mẹ trước giai đoạn 6 tháng tuổi có thể dễ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa.Khiến cho bé bị lười bú sữa mẹ, bỏ lỡ mất nguồn dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ nên không đáp ứng được nhu cầu của bé về dinh dưỡng, dễ làm cho bé mắc bệnh.Làm cho mẹ có nguy cơ bị mất sữa sớm và bé dễ bị nghẹn do phải xử lý nuốt thức ăn, vì cơ hàm, lưỡi chưa hoàn thiện.2.2 Nguy cơ khi cho bé ăn dặm muộnBên cạnh việc cho con ăn dặm quá sớm thì có nhiều mẹ quá cuồng sữa mẹ, cho rằng đó là nguồn thực phẩm tốt nhất và giúp con hoàn thiện tốt nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với bé từ 6 tháng đầu đời. Nhưng điều này là không nên. Với những bé sinh non, sinh thiếu tháng, cơ thể chậm phát triển thì bố mẹ có thể cho bé ăn dặm muộn hơn bình thường. Còn đối với những bé sinh đủ tháng, phát triển bình thường nếu như bé ăn dặm quá muộn sẽ khiến cho bé không đủ dưỡng chất và năng lượng cho nhu cầu phát triển của bé, lâu dần có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, gây còi xương, chậm lớn,...Bé ăn dặm quá muộn có thể khiến bé bị thiếu chất, gây còi xương, chậm lớn3. Những lưu ý khi cho bé tập ăn dặmKhi cho bé ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý một số thông tin sau:Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc: Khi bé bắt đầu ăn dặm, bố mẹ nên cho bé ăn từ lỏng đến đặc (dần dần tăng độ đặc để bé làm quen). Sau đó có thể tăng dần độ thô: từ cháo rây, bột ăn dặm, cháo nguyên hạt hoặc cơm nát,... Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt để bé dễ tiêu hóa vì ở giai đoạn này bé chưa có răng hoặc rất ít răng. Nên cho bé ăn từ lượng ít đến nhiều: Khi bé mới làm quen với việc ăn dặm, bổ sung thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ thì bố mẹ có thể cho bé ăn từng ít một. Ban đầu có thể cho bé ăn từ 10-20ml/ bữa và cho ăn 1 bữa 1 ngày. Sau đó tăng dần lên 2 bữa/ ngày để bé dễ thích nghi. Bên cạnh cháo, bột ăn dặm bố mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ như hoa quả, váng sữa, sữa chua,...Cho bé ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, hợp vệ sinh: Ban đầu khi bé mới tập ăn dặm thì bố mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: cháo xay, hoa quả mềm. Nhưng khi bé bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi trở đi, bé cần đủ ăn 4 nhóm dưỡng chất để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Các loại thực phẩm được lựa chọn cho bé cần đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.Thực phẩm cho bé ăn dặm cần đa dạng, đầy đủ dưỡng chất và thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của béNhư vậy, mỗi bé có một cơ địa và thể trạng khác nhau, tuy nhiên với một bé bình thường thì câu trả lời cho việc bao giờ cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi. Nên cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm để bé hấp thu được hết dưỡng chất và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Váng sữa, Sữa chua trẻ em Hoff hiện tại được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng để bổ sung thêm cho bé vào mỗi bữa phụ khi ăn dặm. Các sản phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng: Protein, Chất béo, Canxi - Vitamin D3, DHA, Sữa non, Vitamin nhóm B cùng 18 loại Axit Amin giúp bé củng cố hệ tiêu hóa, cải thiện chiều cao, tăng cường hệ miễn dịch cùng trí tuệ tinh thông mỗi ngày. Chắc chắn là sản phẩm mà bé và bố mẹ nào cũng hài lòng khi đã trải nghiệm.
Ngoài việc áp dụng phương pháp Matxa để cải thiện tình trạng táo bón cho bé thì việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc ngăn ngừa và cải thiện táo bón ở trẻ nhỏ. Vậy khi em bé bị táo bón nên ăn gì tốt? Nếu bố mẹ đang có bé bị táo bón đừng bỏ qua bài viết này của Hoff nhé!Bé bị táo bón nên ăn gì nhanh khỏi?1. Bé bị táo bón nên ăn gì tốt?Táo bón là tình trạng thường gặp ở bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm đến 5 tuổi. Táo bón ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chế độ ăn uống thiếu chất xơ - nhiều chất béo, trẻ ít vận động hoặc trẻ không bổ sung đủ lượng nước,... Tình trạng táo bón kéo dài không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của bé mà còn có thể khiến bé bị nứt hậu môn, rò hậu môn,...Do đó, ngoài việc thăm khám để tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé thì bố mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng táo bón cho bé được tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ bố mẹ có thể tham khảo:1.1 Thực đơn giàu chất xơ, hạn chế các món ăn chứa nhiều chất béoChất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa, việc bổ sung đủ chất xơ giúp cho môi các loại vi khuẩn có lợi lên men ở ruột già, bổ sung nước để làm mềm phân, làm tăng khối lượng phân và dễ dàng đào thải ra bên ngoài. Mỗi trẻ nhỏ cần bổ sung khoảng 25g chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày để phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón tốt hơn. Hầu hết các loại rau xanh, củ quả đều chứa một lượng lớn chất xơ: rau cải xanh, súp lơ, cải bina, rau má hoặc các loại quả: mận khô, các loại quả có múi, lê, táo, kiwi,... Bên cạnh đó, các loại củ như: khoai lang, củ cải cũng là những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ mà bố mẹ có thể bổ sung hàng ngày cho bé để cải thiện tình trạng táo bón.Rau xanh rất tốt cho bé bị táo bónSong song với việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống, bố mẹ nên hạn chế việc bổ sung các loại đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ để không gây ra khó khăn cho quá trình đi đại tiện của bé.1.2 Uống đủ nướcTrong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người đều không thể thiếu nước. Không chỉ là một yếu tố giúp duy trì sự sống mà việc bổ sung đủ nước giúp cho cơ thể bài thải các chất độc hại, làm cho đường ruột hoạt động tốt hơn và phòng tránh nguy cơ táo bón. Tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng mà bố mẹ có thể bổ sung lượng nước thích hợp cho bé. Thông thường, trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày (kể cả sữa), trẻ nặng hơn 10kg thì mỗi kg thêm 50ml nước. Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 - 500 = 650 ml. Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.Nước bổ sung cho bé có thể ở các dạng như: nước lọc, nước hoa quả, nước canh, sữa, nước sinh tố,... Với trẻ nhỏ, bố mẹ không nên sử dụng cho bé các loại nước ngọt đóng chai vì những loại nước này có thể chứa nhiều đường hóa học hoặc chất bảo quản, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ nhỏ. Cho bé uống đủ nước để cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả hơn1.3 Bí đỏTrong bí đỏ có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng rất nhiều loại vitamin, chất khoáng rất tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Những chất này sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, kích thích bé ăn ngon và cải thiện thể chất. Bố mẹ có thể bổ sung thêm bí đỏ vào cùng bột hoặc cháo ăn dặm của bé cũng giúp bé cải thiện tình trạng táo bón tốt hơn.1.4 Sữa chuaMột trong những thực phẩm bố mà bố mẹ không nên bỏ qua trong chế độ ăn uống khi bé bị táo bón đó chính là sữa chua. Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn là thành phần quan trọng đối với hệ tiêu hóa, làm cho đường ruột hoạt động tốt hơn, giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất và phòng ngừa táo bón hiệu quả.Tùy thuộc vào độ tuổi của bé, bố mẹ có thể bổ sung cho bé từ ½ hũ đến 2 hũ mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không nên cho bé ăn quá nhiều sữa chua vì có thể gây tác dụng ngược lại như: khó tiêu, đầy bụng, đau bụng,...Sữa chua trẻ em Hoff hiện đang là một trong những loại sữa chua dành riêng cho bé từ 6 tháng tuổi có chứa lợi khuẩn Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus, chất xơ cùng Vitamin nhóm B giúp bé tiêu hóa dễ dàng, kích thích ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.Sữa chua trẻ em Hoff là một trong những loại sữa chua dành riêng cho bé từ 6 tháng tuổi được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng2. Mua sữa chua trẻ em Hoff ở đâu?Sữa chua trẻ em Hoff hiện đã được bày bán tại tất cả các đại lý, cửa hàng mẹ bé và siêu thị trên toàn quốc. Bố mẹ khi cần mua sữa chua trẻ em Hoff cho bé có thể mua hàng tại:Hệ thống đại lý, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tự chọn, cửa hàng mẹ bé trên toàn quốc.Hệ thống siêu thị mẹ bé toàn quốc: Con Cưng, Kid Plaza, Bibomart,...Hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc: Aeon Mall, Big C (Go mart), Coopmart, Lan Chi,...Kênh Fanpage chính thức của Hoff: Hoff - Nền tảng sức khỏe mai sauShopee Hoff: Hoff Official StoreTáo bón thông thường không phải là bệnh lý mà là do thói quen ăn uống, sinh hoạt của bé chưa thực sự khoa học. Qua bài viết em bé bị táo bón nên ăn gì hi vọng đã giúp cho bố mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé khoa học, an toàn để bé lớn khỏe tự nhiên.